Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao và cách khắc phục

March 11, 2021
Phụ Khoa

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt hãy ngứa âm đạo trong kỳ hành kinh là nỗi khiếp đảm đối với chị em chúng mình. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa âm đạo và cách khắc phục nhé!

Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao?

Thông thường trong những ngày có kinh nguyệt nội tiết cơ thể thay đổi kèm theo lượng máu kinh mất đi có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt cộng thêm với việc phải chú ý vệ sinh vùng kín và sử dụng băng vệ sinh nên bức bối, khó chịu.

Khi nhận thấy trong những ngày hành kinh xuất hiện tình trạng kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh và nhất là ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt chị em cần lưu ý bởi ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trong những ngày có kinh nguyệt vùng kín dễ bị vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công gây ngứa và viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và đúng cách.

- Dị ứng: Độ mẫn cảm của vùng da âm đạo trong những ngày có kinh nguyệt khiến vùng kín rất dễ bị ngứa do bị dị ứng với dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh nhất là các loại băng vệ sinh có mùi thơm.

- Sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo: Chị em sử dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng, có chứa nhiều hóa chất, băng vệ sinh không rõ nguồn gốc, không thay băng vệ sinh thường xuyên khiến vùng kín bị ngứa khi có kinh nguyệt.

- Do tinh thần căng thẳng: Trạng thái tinh thần căng thẳng, stress, lo lắng trước và trong những ngày kinh nguyệt là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường, ngứa vùng kín.

- Do viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa nhất là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung gây ra tình trạng khí hư bất thường, ngứa vùng kín đặc biệt ngứa vùng kín dữ dội vào những ngày có kinh nguyệt khi mật độ vi khuẩn, nấm và mầm bệnh gia tăng.

- Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt còn yếu tố cơ địa, quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh…

Khắc phục ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt?

Nếu bạn chỉ bị ngứa vùng kín trong một kỳ hành kinh và ngứa không kéo dài sau khi hành kinh kết thúc thì không cần quá lo lắng mà cần chú ý vệ sinh vùng kín tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị ngứa vùng kín, ngứa vùng kín trong 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp và tiếp tục ngứa sau khi ngày hành kinh kết thúc nhất thiết phải đi khám phụ khoa tại phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Việc chủ quan với tình trạng ngứa ở vùng kín khi có kinh nguyệt có thể khiến tác nhân gây ngứa vùng kín không ngừng phát triển gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Bên cạnh đó hãy lưu ý chăm sóc, vệ sinh vùng kín trong những ngày kinh nguyệt đúng cách như sau:

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng 1 lần, sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng, nên chọn loại không có mùi hương.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch mỗi khi thay băng vệ sinh, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp.
  • Nên rửa vùng kín từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo, sau khi rửa dùng khăn bông mềm và sạch lau khô vùng kín.
  • Không ngâm vùng kín trong nước, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm tránh để cơ thể bị lạnh.
  • Không quan hệ tình dục trong những ngày kinh bởi rất dễ gây viêm nhiễm, tổn thương cơ quan sinh sản, ngứa vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng hơn, sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ.

Bài viết: Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt là bị làm sao và cách khắc phục

Nguồn ST

Nam Bee

Hội Buôn Chuyện Website tin tức tổng hợp cập nhật liên tục các vấn đề mới nhất hiện nay, tin tức, khuyến mãi, bất động sản, tin game, bảo hiểm, tài chính. Cập nhật tin tức nóng hổi 24/7.

Related Posts

Gửi yêu cầu

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Tin sức khỏe 24 được thành lập nhằm cung cấp cho bệnh nhân kiến ​​thức để quản lý tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe của chính họ và cải thiện sự an toàn của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc bằng cách hỗ trợ giảm thiểu sai sót về thuốc.
Đối tác tin cậy:
https://hoibuonchuyen.com/ - http://benhnamkhoavn.webflow.io/